
Phân biệt các bàn thờ văn hóa thờ cúng
Phân biệt các bàn thờ văn hóa thờ cúng – Dựa trên những kiến thức về phong thủy, nguồn gốc lịch sử cũng như văn hóa của dân tộc, thiết kế nội thất đưa ra những cơ sở lý luận cho sứ mệnh trang nghiêm của chính mình.
– Các bàn thờ trong văn hóa thờ cúng :
Có thể là từ rất xưa, với niềm tin vào sự thiêng liêng của những đức thánh thần, văn hóa thờ cúng đã ra đời. Cho đến thời kì nho giáo phát triển, thì văn hóa thờ cúng ông bà tổ tiên phát triển mạnh mẽ . Đạo Khổng với một hệ thống các giá trị gia phong, gia pháp của mình trong đó đề cao tính truyền thống và gia tộc vốn là Thờ ông bà , tổ tiên có ảnh hưởng sâu rộng. Cho đến ngày nay, bỏ lại những giá trị không còn phù hợp, người Việt vẫn giữ lại nét văn hóa đặc trưng của nho giáo về tủ thờ cúng.
Vậy nên tất thảy mọi gia đình luôn dành 1 chỗ trang nghiêm để lập một tủ thờ gỗ cho gia đình , cho dòng tộc của mình . Đấy là bàn thờ Gia tiên, là cội nguồn của mỗi gia đình.
Song song với sự phát triển của xã hội và lịch sử. Phật giáo cũng du nhập vào Việt nam từ rất sớm , với sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ vào thời Lý . Niềm tin vào luật Nhân quả , vào cuộc sống hướng thiện và cầu mong 1 sự giải thoát gắn bó bền chặt vào suy nghĩ của Người Việt. Bàn thờ, phật giáo không những chỉ ở trong Tâm mà người người đều muốn dành một ví trí trang nghiêm để lập 1 bàn thờ Đức Phật . Để răn dạy con cái, để lấy cái đức cho muôn đời.
Cùng với cuộc sống khó khăn, với những di biến, và mong muốn vào sự an cư để lạc nghiệp. Như Ông cha ta có nói ” Đất có Thổ công , sông có Hà bá “, để bày tỏ lòng thành kính và cầu mong 1 sự che chở trên mành đất an cư , người dân Việt lại lập thêm 1 bàn thờ Thổ công cho ước nguyện ấy .
Thẻ:bàn thờ, các loại bàn thờ văn hóa trong thờ cúng, tu tho, tủ thờ gỗ gụ