Bàn thờ Thần Tài -MS A16
Mã: 24
2,100,000 đ
- Di chuyển chuột vào ảnh để phóng lớn.- Đặt hàng không cần đăng nhập.
- Clik mua ngay để đưa sản phẩm vào giỏ hàng.
Bàn thờ Thần Tài -MS A16- Báo giá các loại bàn thờ rẻ bằng gỗ tự nhiên cao cấp. Thơ thi công làm chuẩn với giá rẻ tận kho cách đặt bàn thờ
Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam.
Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ.
Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn.
Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen.
Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng.
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình. Nên mỗi gia đình, nhứt là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài,
Đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.
Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài.
Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng. Đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà.
Tục thờ Thần tài được người Tàu truyền cho dân ta. Người Tàu sang nước VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chuớc theo.
Nhiều nhà không có thờ phượng Trời Phật chi hết mà lại thờ Thần tài.
Nếu như Thần Tài người ta cúng tỏi hay hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay có khi cúng ly cà phê.
Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa.
Có câu: Lạy ông Địa cúng nải chuối là câu khấn thường xuyên. Giá trị vật cúng thường thấp hơn vật mất hay vật cần khấn. sàn gỗ công nghiệp cao cấp
Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn.
Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về.
Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Bàn thờ Thần Tài được lập ở những góc nhà. Chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ Tổ tiên, Thổ Công hay Thánh Sư. Bàn thờ Thần Tài chỉ là một sập sơn son thếp vàng.
Phía trong khảm là bài vị hoặc thùng gỗ dán giấy đỏ ở xung quanh, phía trong dán bài vị. Cũng được viết trên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung như sau:
Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,
Tiền hậu địa Chúa Tài thần.
Hai bên bài vị có câu đối viết bằng chữ Hán:
Phiên âm Hán-Việt là:
Thổ Địa sinh bạch ngọc,
Địa khả xuất Hoàng Kim.
Dịch ra tiếng Việt là:
Đất đai sinh ra ngọc trắng,
Nội dung câu đối có thể thay đổi, nhưng bao giờ cũng phải trình bày thành một đôi dán ở hai bên bài vị
, mỗi bên có một câu. Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng liên tục khi thắp hương).
Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, phía bên phải là Ông Địa.
Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy (không nên đầy quá).
Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định.
Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ. Người ta dán chết bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính…
Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền.
Theo nguyên lý Đông Bình – Tây Quả, nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Bàn thờ Thần Tài -MS A16. Báo giá sàn gỗ
Trái cây nên xắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng sẵn. Người ta có một cái khay xếp năm chén nước thành hình chữ Nhất (一)
– người cúng thường mua về sắp lại thành chữ Thập (十), và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển.
Ông Cóc được để bên trái, ở phía trước Thần Tài, sáng quay Cóc ra ngoài, tối quay Cóc vào trong.
Ngoài cùng trên mặt đất, người ta chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước.
Khác với Tổ tiên và Thổ Công chỉ cúng vào ngày sóc vọng và ngày lễ Tết, Thần Tài được cúng quanh năm, kể cả ngày thường.
Ngày thường Thần tài chỉ được cúng bằng trái cây và bánh kẹo.
Vào ngày sóc vọng hay lễ Tết người ta có thể cúng Thần Tài bằng cúng chay hoặc cúng mặn tùy thuộc hoàn cảnh của từng gia đình. Khi gia đình có điều gì trục trặc, người ta lại khấn Thần Tài để xin phù hộ.
Cúng Thần Tài thường cúng vào buổi trưa hoặc chiều. sàn gỗ công nghiệp
Nguồn : tủ thờ